- Kim cương tổng hợp (Synthetic Diamond): có bản chất cấu tạo hóa học và các tính chất cơ lý – quang - hóa cũng giống như kim cương, nhưng điều khác biệt duy nhất là được tổng hợp trong phòng thí nghiệm - hay nói cách khác là được chế tạo bằng một trong hai phương pháp đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật rất cao, là phương pháp Cao áp Cao nhiệt HPHT – High Pressure High Temperature methode và phương pháp CVD - Chemical vapor deposition methode. Giá thành của loại kim cương tổng hợp này khá cao, có thể bằng từ 1/5 đến 1/3 giá trị của viên kim cương thiên nhiên. Kim cương tổng hợp đầu tiên được tạo ra từ năm 1950 và bấy giờ chỉ áp dụng cho công nghiệp và kích thước cực nhỏ. Đến năm 1970, kim cương tổng hợp mới có được đặc tính dùng làm trang sức nhưng phẩm chất còn hạn chế và mức tiêu thụ chỉ vào khoảng 1% của thị trường kim cương trang sức. Phải đến năm 1999, những viên kim cương tổng hợp gần như không màu và đạt kích cỡ lớn mới bắt đầu tham gia thị trường và được xem là một thách thức cho ngành nghiên cứu và giám định đá quý cũng như là người tiêu dùng trong việc phân biệt đâu là thiên nhiên, đâu là tổng hợp.
- Về mặt từ ngữ, Tổ chức Hiệp hội Thương mại Liên bang (FTC) và Hiệp hội nữ trang thế giới (CIBJO) không chấp nhận tên gọi:
“kim cương (diamond)” đơn thuần hay
“kim cương chế tạo (created diamond)”
mà chỉ chấp nhận thuật ngữ :
“laboratory-created“ - tạm gọi kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm
“laboratory-grown” - kim cương cấy
“man-made” - kim cương nhân tạo
Thuật ngữ khoa học được sử dụng thường nhất là
“Synthetic diamond” - kim cương tổng hợp
- Đá nhái kim cương (Imitations hay Simulants)
Bao gồm các loại đá tổng hợp hay đá thiên nhiên có tính quang học gần giống kim cương được chế tác theo hình dạng và kiểu mài của kim cương - về mặt bản chất vật liệu cấu tạo cũng như các đặc tính cơ lý hoàn toàn khác với kim cương thiên nhiên - đều được gọi chung là đá nhái kim cương (Imitations hay Simulants)
Các loại có vẻ bề ngoài giống kim cương có thể:
- Zircon
- Synthetic Sapphire
- Synthetic Spinel
- Synthetic Rutile
- Synthetic Moissanite
- YAG: Yttrium aluminium
- GGG: Gadoilinium- galium garnet
- Glass thủy tinh
- Cubic Zirconia: gọi tắt là đá CZ , là loại đá giả kim cương thông dụng nhất
Ở thị trường Việt Nam, đá Cubic Zirconia là loại đá tổng hợp được sử dụng ưa chuộng nhất để nhái kim cương thiên nhiên trong trang sức do tính chất quang học bên ngoài giống với kim cương và nhất là giá rẻ nên được gắn trên trang sức đáp ứng cho người tiêu dùng phổ thông
1- Để tránh nhầm lẫn các loại đá trên với kim cương thiên nhiên cần xác định đúng tên gọi của chúng như sau:
- Đối với kim cương thiên nhiên, chúng ta chỉ dùng một tên gọi : Kim cương thiên nhiên (Natural Diamond)
- Đối với loại kim cương được tạo thành trong phòng thí nghiệm gọi là kim cương nhân tạo (Synthetic Diamond)
- Đối với các loại đá nhái kim cương, tùy theo loại và bản chất mà ta gọi đúng tên – ví dụ đá CZ (Cubic Zirconia) , đá Synthetic moissanite
2- Các phương pháp phân biệt Kim cương – Đá Cubic zirconia (CZ)
- Thông qua tỷ trọng đá:
Việc dùng công thức Scharffenberg (1931) dùng cho kim cương rời mài dạng tròn, giác cúc tiêu chuẩn sẽ giúp kiểm tra mối tương quan giữa kích thước và trọng lượng của kim cương (trọng lượng tính ra mang tính chất tương đối). Khi so sánh trọng lượng của kim cương và đá Cubic Zirconia trên hai viên có cùng kích thước thì trọng lượng đá Cubic Zirconia nặng hơn kim cương gần gấp đôi
Trọng lượng kim cương (carat) = Đường kính min (mm) x Đường kính max (mm) x cao (mm) x 0,0061
- Dùng cân tỷ trọng để xác định tỷ trọng của viên đá là phương pháp tốt để nhận biết đá Cubic Zirconia dù mài ở dạng nào.
Tỷ trọng = Trọng lượng cân khô / (Tl cân khô – Tl cân nước)
Nếu tỷ trọng tính ra được bằng 5,50 – 6,0 thì đó là đá CZ
- Dùng bút thử kim cương:
Do tính dẫn nhiệt của kim cương cao, hơn cả vàng, bạc, đồng và bạch kim nên với dụng cụ Diamond Tester (nếu là kim cương máy sẽ phát tiếng kêu còn không phải thì không), ta có thể nhận ra kim cương với CZ cũng như các loại đá khác dễ dàng (không áp dụng cho Moissanite vì khi máy kiểm tra moissanite cũng kêu như kim cương. Qua đó phải qua giám định mới xác định được đúng loại đá). Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng mới cho kết quả chính xác và tin cậy.
- Thông qua khảo sát trên kính hiển vi hay Lúp 10x – 14x. Với những người có chuyên môn sử dụng lúp và kính hiển vi, việc nhận ra kim cương và đá CZ không mấy khó khăn.
Trung Tâm Giám Định SBJ (tổng hợp)
Edited by ha_huong, 16 March 2012 - 02:24 PM.